Đất Nước Thụy Sĩ Bao Nhiêu Triệu Dân

Đất Nước Thụy Sĩ Bao Nhiêu Triệu Dân

Trường hợp bị từ chối visa, phí 10.000.000 VNĐ và hồ sơ sẽ không được hoàn lại.

Trường hợp bị từ chối visa, phí 10.000.000 VNĐ và hồ sơ sẽ không được hoàn lại.

Múi giờ Trung Quốc chuẩn là bao nhiêu?

Hiện tại, toàn bộ Trung Quốc chỉ sử dụng một múi giờ duy nhất, đó là Giờ Chuẩn Trung Quốc (CST - China Standard Time), cũng được biết đến với tên gọi Giờ Bắc Kinh (Beijing Time), tương đương với UTC+8. Điều này có nghĩa là, mặc dù lãnh thổ Trung Quốc trải dài qua nhiều kinh độ khác nhau, từ Đông sang Tây, tất cả các khu vực đều tuân theo cùng một múi giờ Trung Quốc chuẩn. Trước đây, Trung Quốc có nhiều múi giờ khác nhau, nhưng từ năm 1949, chính phủ đã thống nhất sử dụng một múi giờ duy nhất để đơn giản hóa việc quản lý và điều hành đất nước.

Đồng hồ hàng hiệu giá tốt: https://minhshop.vn/danh-muc-san-pham/dong-ho-17

Lịch sử múi giờ Trung Quốc là một câu chuyện phức tạp nhưng cũng đầy thú vị. Câu chuyện này cũng thể hiện được sự thay đổi trong cách quản lý thời gian của quốc gia này qua các thời kỳ. Ban đầu, dưới triều đại nhà Thanh vào năm 1902, dịch vụ hải quan đã sử dụng thời gian chuẩn dựa trên kinh tuyến 120° kinh độ đông. Điều này giúp thống nhất thời gian trong một khu vực rộng lớn.

Đến năm 1912, khi Đài thiên văn trung tâm Bắc Kinh được thành lập, Trung Quốc đã phân chia lãnh thổ thành 5 múi giờ khác nhau nhằm quản lý thời gian hiệu quả hơn như đã được đề cập ở phần phía trên.

Sự phân chia múi giờ Trung Quốc này chính thức được Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc phê duyệt vào ngày 9 tháng 3 năm 1928. Tuy nhiên, sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949, chính phủ quyết định thống nhất toàn bộ quốc gia dưới một múi giờ duy nhất, là Giờ Chuẩn Trung Quốc (CST), tương đương với UTC+8. Quyết định này nhằm đơn giản hóa việc quản lý thời gian và tạo sự nhất quán trong các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội.

Hiện nay, mặc dù lãnh thổ Trung Quốc trải dài qua nhiều kinh độ khác nhau, tất cả các khu vực đều tuân theo múi giờ duy nhất này, từ Bắc Kinh đến Tân Cương. Điều này tạo nên một điểm đặc biệt và độc đáo trong cách quản lý thời gian của quốc gia đông dân nhất thế giới.

THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU NƯỚC THỤY SĨ

Thụy Sĩ có khí hậu lục địa với mùa đông lạnh và mùa hè ấm áp.

Mùa xuân bắt đầu vào tháng 3 đến tháng 5, nhiệt độ từ 8°C đến 15°C. Thời tiết không chỉ ôn hòa và dễ chịu mà phong cảnh còn ngoạn mục với những cánh đồng hoa dại rực rỡ và những ngọn núi phủ tuyết trắng tạo nên phông nền hoàn hảo cho những bức ảnh đẹp như tranh vẽ. Vào thời điểm này, bạn có thể tham dự Lễ hội hoa tulip ven hồ Geneva, Lễ hội âm nhạc cổ điển ở Interlaken, và Zermatt Unplugged.

Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình 18°C đến 28°C. Thụy Sĩ vào mùa hè là sân chơi cho vô số hoạt động. Bạn có thể lên kế hoạch cho nhiều hoạt động ngoài trời như đi bộ đường dài, đi xe đạp leo núi, đi cáp treo lên các điểm ngắm cảnh núi non hùng vĩ hoặc bơi trong những hồ nước đầy mời gọi, chơi dù lượn…

Mùa thu kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 11, Thụy Sĩ khoác lên mình chiếc áo màu sắc của quả chín và những rừng cây thay lá. Những con đường mòn trở nên ăn ảnh hơn với những chiếc lá ngả vàng, không khí trở nên trong lành hơn và mọi thứ giống như một câu chuyện cổ tích. Tiết trời sang thu mang đến cảm giác như đồ ăn trở nên ngon hơn và rượu trở nên thơm ngọt hơn.

Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình từ -2°C đến 7°C. Thụy Sĩ vào mùa đông biến thành xứ sở thần tiên với dãy Alps phủ đầy tuyết, những khu chợ Giáng sinh sôi động, vô số điểm tham quan và các hoạt động thể thao mùa đông đặc sắc.

Đừng bỏ qua: Những điều cần biết về bốn mùa Thụy Sĩ

Bài toán chi phí du học Thụy Sĩ ngành quản trị khách sạn dưới góc nhìn của người trong cuộc

Đển phân tích chi phí du học Thụy Sĩ đắt hay rẻ. Cùng tham khảo mức chi phí và thu nhập của sinh viên theo học ngành này tại ngôi trường tiêu biểu Trường Swiss IM&H sau đây:

Kinh nghiệm giảm chi phí du học Thụy Sĩ ngành quản trị khách sạn

Xét một cách toàn diện, khi nhìn vào mặt bằng chi phí các trường trên thế giới. Các bạn sẽ nhận thấy chi phí du học Thụy Sĩ  khá cao. Tuy nhiên, sẽ luôn có cách nếu bạn thực sự muốn học tập thực sự.

Do đó, chuẩn bị bề dày thành tích học tập và tài chính tốt. Sẽ giúp bạn chủ động và sớm đạt được những thành quả của mình. Để tìm kiếm cho mình 1 ngôi trường thực sự phù hợp. Liên hệ Edutime để được tư vấn du học Thụy Sĩ ngay ngày hôm nay bạn nhé!

Châu Phi là châu lục đứng thứ ba về tổng diện tích và đông dân thứ hai thế giới với nhiều tài nguyên phong phú. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc châu Phi có bao nhiêu đất nước, gồm những nước nào? Bài viết dưới đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thông tin này, cùng tìm hiểu nhé.

NƯỚC THỤY SĨ CÓ BAO NHIÊU BANG?

Thụy Sĩ là một quốc gia liên bang bao gồm 26 bang. Mỗi bang (canton) có quyền tự trị rất cao, với hiến pháp, chính phủ và có tòa án riêng. Các bang đều có cơ quan lập pháp đơn viện. Tùy theo mỗi bang, số lượng nghị viên có thể từ 58 tới 200 người. Tùy theo diện tích và dân số mà chức năng hành chính phân cấp cho mỗi bang sẽ khác nhau.

Mỗi bang được chia ra thành nhiều huyện (đơn vị hành chính giữa bang và xã). Tuy nhiên, có 12 bang không có đơn vị hành chính huyện.

Mỗi bang đều có nền văn hóa, tập quán truyền thống, ẩm thực, cờ và thậm chí cả những ngày lễ riêng. Tên của mỗi bang có chữ viết tắt gồm hai chữ cái (ví dụ Zurich = ZH) cũng như huy hiệu, cả hai đều có hình trên biển số xe ô tô.

Gần 3/4 người dân Thụy Sĩ sống trong hoặc xung quanh các trung tâm đô thị. Đất nước này có nhiều thành phố nhỏ hơn là những thành phố lớn (quy mô dân số trên 100.000 người). Hầu hết các thành phố của Thụy Sĩ đều nằm gần các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết hoặc ở những nơi có cảnh đẹp tự nhiên tráng lệ.

Zurich nằm trên hồ cùng tên ở phía bắc miền trung Thụy Sĩ, cách biên giới Đức 24 km. Tiếng Đức là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong thành phố.

Zurich là một trong những trung tâm tài chính lớn trên thế giới, mặc dù nhỏ hơn nhiều so với các đối thủ trong lĩnh vực này như New York, London, Singapore và Hong Kong. ABB, UBS, Credit Suisse, Swiss Re, Zürich Financial Services có trụ sở chính tại thành phố và đây là một trong những thành phố nổi bật nhất toàn cầu khi nói đến ngành tài sản tư nhân.

Zurich cũng là nơi đặt Sở giao dịch chứng khoán Thụy Sĩ và là địa điểm hàng đầu thế giới về giao dịch vàng. Ngoài tài chính, Zurich nắm giữ thế mạnh công nghiệp trong các lĩnh vực như công nghiệp nhẹ, công nghiệp máy móc, dệt may và du lịch. Thành phố này nổi tiếng với môi trường an toàn, sạch sẽ, mang lại chất lượng cuộc sống cao. Nó cũng được đánh giá cao về chất lượng giáo dục, với Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ và Đại học Zürich được coi là một trong những cơ sở giáo dục đại học tốt nhất trên thế giới.

Geneva được xem là một thành phố chính trị và ngoại giao, với Công ước Geneva là hiệp ước đặt ra các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về đối xử nhân đạo trong chiến tranh. Thành phố nằm ở phía tây Thụy Sĩ, gần biên giới Pháp (tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở đó). Giống như Zurich, Geneva nổi tiếng với chất lượng cuộc sống ấn tượng và nền giáo dục.

Geneva là nơi “đóng đô” của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có tổng hành dinh Châu Âu của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới và Hội Chữ thập đỏ.

Ngoài chính trị, Geneva còn là một thành phố toàn cầu quan trọng về dịch vụ tài chính, đặc biệt là quản lý tài sản tư nhân và buôn bán hàng hóa (chủ yếu là cà phê, điện, ngũ cốc, dầu, thép và đường). Các thế mạnh công nghiệp khác của thành phố là chế tạo đồng hồ, mỹ phẩm, phần mềm, tổ chức sự kiện, du lịch và nông nghiệp.

Nằm ở mũi phía bắc của Thụy Sĩ gần biên giới Đức và trên sông Rhine, Basel nổi tiếng với các trường đại học (là nơi lâu đời nhất trong nước) và các bảo tàng. Vì thế, du lịch đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Basel. Tuy nhiên, giống như các thành phố quan trọng khác của Thụy Sĩ, tài chính là ngành quan trọng nhất, với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế có trụ sở ở Basel.

Basel là trung tâm công nghiệp dược và hóa chất quốc gia, là nơi đặt trụ sở chính cho những công ty như Novartis, Roche và Lonza. Các ngành công nghiệp chủ chốt khác là nông nghiệp (đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp hoặc gỗ), truyền thông, du lịch hàng không (Swiss International Air Lines nằm ở ngoại ô thành phố), hội chợ thương mại và sản xuất. Tiếng Đức là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất ở Basel.

Thủ đô trên thực tế của Thụy Sĩ, Bern, là thành phố đông dân thứ tư cả nước, nơi có khu phố cổ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và được xếp hạng trong số 10 thành phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất toàn cầu. Nơi đây có nền giáo dục được đánh giá cao, với các trường nổi tiếng là Đại học Bern và Đại học Khoa học Ứng dụng Bern.

Là thủ đô, Bern là trung tâm của các dịch vụ chính phủ quốc gia. Ngoài khu vực công, nền kinh tế của Bern phụ thuộc vào bán lẻ, dịch vụ tài chính, nông nghiệp, du lịch, sản xuất, xây dựng, khoa học đời sống và chăm sóc sức khỏe.

Bern nằm ở trung tâm phía tây Thụy Sĩ, nằm giữa Zurich và Geneva. Tiếng Đức là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong thành phố.

Lausanne nằm bên bờ hồ Geneva ở phía tây Thụy Sĩ, gần biên giới nước Pháp. Cũng như các thành phố lớn khác của Thụy Sĩ, nền kinh tế của thành phố phụ thuộc vào ngành dịch vụ tài chính, nhưng các thế mạnh khác là sản xuất, vận tải, CNTT, công nghệ sinh học và bán lẻ. Lausanne được coi là một trong những địa điểm phát triển nhanh nhất ở Thụy Sĩ.

Thành phố nằm giữa một vùng sản xuất rượu vang và là nơi quy tụ nhiều trường đại học cấp quốc tế, điển hình là Đại học Lausanne và trường Hospitality lâu đời nhất thế giới – EHL Hospitality Business School.

Bạn có thể xem thêm những thành phố khác:

Nền kinh tế Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và thịnh vượng nhất thế giới. Quốc gia này đã đứng đầu thế giới kể từ năm 2015 về Chỉ số Đổi mới Toàn cầu và thứ ba về Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, Thụy Sĩ là quốc gia không giáp biển giàu thứ ba trên thế giới sau Liechtenstein và Luxembourg. Thụy Sĩ là một trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới theo xếp hạng GDP bình quân đầu người (92.000 USD vào năm 2022).

Chính sách an ninh tiền tệ và giữ kín bí mật ở ngân hàng làm cho Thụy Sĩ trở thành một địa điểm an toàn cho các nhà đầu tư. Do diện tích nhỏ và chuyên môn hóa trong lao động cao nên khoảng 74% GDP của Thụy Sĩ được tạo ra bởi ngành dịch vụ, chủ yếu là kinh doanh, tài chính và du lịch; 25% đến từ ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm và cơ khí/kim loại.

Là nước xuất khẩu đồng hồ đeo tay cao cấp hàng đầu, các công ty Thụy Sĩ sản xuất hầu hết đồng hồ cao cấp trên thế giới. Những thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như Rolex, Patek Philippe, Swatch hoặc Richemont.

Thụy Sĩ còn có một ngành công nghiệp rộng lớn với các công ty cạnh tranh toàn cầu trong các lĩnh vực khác nhau. Đáng chú ý nhất là chế biến thực phẩm như Nestlé, các nhà sản xuất máy móc và robot như ABB, Bobst SA và Stadler Rail, hóa chất sử dụng trong công nghiệp và xây dựng như Sika AG, hoặc thiết bị quân sự như Ruag. Thụy Sĩ cũng có một ngành công nghiệp dược phẩm cạnh tranh nhất trên thế giới. Các công ty dược phẩm lớn của Thụy Sĩ bao gồm Novartis và Roche.

Một lĩnh vực khác tạo nên thương hiệu của Thụy Sĩ phải nhắc đến là tài chính và ngân hàng. Phần lớn lĩnh vực tài chính tập trung ở Zurich và Geneva. Zurich chuyên về ngân hàng (UBS, Credit Suisse, Julius Baer) bảo hiểm (Swiss Re, Zurich Insurance); trong khi Geneva chuyên về quản lý tài sản (Pictet Group, Lombard Odier, Union Bancaire Privée) và kinh doanh hàng hóa, tài trợ thương mại, vận chuyển. Các ngân hàng lớn trên thế giới, các công ty đa quốc gia chọn đặt trụ sở tại Thụy Sĩ vì tính trung lập và sự an toàn của đất nước.

Thụy Sĩ rất bảo hộ ngành nông nghiệp của mình. Phô mai và sữa là sản phẩm tiêu biểu của nền nông nghiệp Thụy Sĩ. Bên cạnh đó còn có ngành sản xuất rượu vang thượng hạng.

Thụy Sĩ có tất cả những yếu tố thuận lợi nhất để có một ngành du lịch phát triển hàng đầu thế giới: các địa điểm đẹp, quốc gia an toàn luôn rộng cửa chào đón du khách, nhân viên chuyên nghiệp, dịch vụ đẳng cấp, cơ sở hạ tầng du lịch phát triển cao… Lĩnh vực này đóng góp cho nền kinh tế Thụy Sĩ khoảng 53,1 tỷ USD (chiếm 7,5% tổng GDP), tạo ra gần 485.000 việc làm (chiếm 9,5% tổng việc làm toàn quốc), theo World Travel & Tourism Council 2020.

Thụy Sĩ là một trong những trung tâm giao dịch hàng hóa quan trọng nhất thế giới. Nó chiếm 4% GDP Thụy Sĩ (năm 2022). Thương mại dầu mỏ, kim loại, khoáng sản và nông sản của đất nước chủ yếu được điều phối ở các khu vực Geneva, Zug và Lugano. Đây cũng là một trung tâm giao dịch vàng lớn với một số nhà tinh chế lớn nhất bao gồm Valcambi, PAMP/MKS, Argor-Heraeus và Metalor.

Thụy Sĩ là thành viên của một số tổ chức kinh tế quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Giao thông công cộng Thụy Sĩ hiệu quả, đáng tin cậy, sạch sẽ, quan trọng nhất là an toàn. Bạn có thể đến hầu hết mọi nơi trên đất nước bằng xe buýt hoặc tàu hỏa – ngay cả những vùng núi xa xôi. Mọi người cũng thích đi bộ hoặc đi xe đạp.

Thụy Sĩ có mạng lưới đường sắt lớn và rộng khắp Châu Âu, với tổng chiều dài khoảng 5.100 km. Hầu hết các tuyến (khoảng 3.200 km) được vận hành bởi Đường sắt Liên bang Thụy Sĩ (CFF/SBB). Tàu Thụy Sĩ nổi tiếng với dịch vụ thường xuyên, an toàn và đúng giờ. Đây là phương tiện tốt nhất để di chuyển quãng đường dài. Bạn cũng có thể dễ dàng đi đến các nước khác nhờ kết nối đường sắt cao tốc, chẳng hạn như các chuyến tàu trực tiếp đến Paris, Nice của Pháp; Milan của Ý; Frankfurt, Berlin ở Đức; Amsterdam Hà Lan; Vienna Áo; Barcelona và Rome của Tây Ban Nha…

Mọi người thường sử dụng xe buýt để đến những nơi mà họ không thể đến được bằng tàu hỏa. Ở khu vực thành thị, mạng lưới xe buýt khu vực bổ sung cho dịch vụ đường sắt. Mặc dù không được sử dụng nhiều nhưng xe buýt ở Thụy Sĩ vẫn ở tình trạng tốt; họ có máy điều hòa và tùy thuộc vào hãng xe buýt, họ cũng có wifi. Giao tiếp sẽ không thành vấn đề vì tài xế xe buýt nói được ít nhất một ngoại ngữ.

Xe điện (trams) khá phổ biến ở các thành phố lớn của Thụy Sĩ như Zurich, Bern, Basel và Geneva. Chúng siêu tiện lợi và khá đúng giờ. Thuyền và phà là một phần không thể thiếu trong hệ thống giao thông công cộng và là một cách khác để bạn có thể di chuyển thuận tiện đến một địa điểm cụ thể, đặc biệt là khi du ngoạn trên sông, hồ.

Sử dụng taxi ở Thụy Sĩ khá đắt và rất khó để gọi taxi trên đường phố. Vì vậy, nếu bạn định đi taxi, bạn nên bắt xe ở bến taxi công cộng. Thành phố có giá vé taxi cao nhất là Zurich. Tuy nhiên, taxi Thụy Sĩ vẫn là một lựa chọn tốt, đặc biệt khi muốn đến nơi nào đó một cách nhanh chóng.

Mặc dù cáp treo không phải là một phần của hệ thống giao thông công cộng, nhưng có thể giúp bạn có một trải nghiệm trọn vẹn khi khám phá cảnh đẹp núi cao Thụy Sĩ.

Đất nước Thụy Sĩ có các sân bay quốc tế lớn là Zurich và Geneva, có ga tàu ngay tại sân bay và cách nhau chưa đầy 4 giờ. Các thành phố Basel, Bern và Lugano cũng có sân bay đón các chuyến bay quốc tế, nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Ý thức của người dân cao, văn hóa tham gia giao thông rất văn minh. Họ tôn trọng không gian chung, không gian cá nhân trên các phương tiện giao thông công cộng. Ở phần lớn khu vực, khi bạn muốn sang đường và đang đứng ở phần vạch qua đường dành cho người đi bộ, các phương tiện giao thông, xe cộ sẽ tự động dừng lại, nhường đường và chờ bạn qua đường hoàn toàn rồi mới tiếp tục chuyển bánh.