Đầu tháng 6 vừa qua, trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2024, với việc mở thêm ba ngành học mới: Kỹ thuật phục hình răng, Hộ sinh và Tâm lý học. Trong đó, ngành Tâm lý học sẽ tuyển 60 sinh viên, chia đều cho ba khối thi B, C và D01, mỗi khối 20 sinh viên.
Đầu tháng 6 vừa qua, trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2024, với việc mở thêm ba ngành học mới: Kỹ thuật phục hình răng, Hộ sinh và Tâm lý học. Trong đó, ngành Tâm lý học sẽ tuyển 60 sinh viên, chia đều cho ba khối thi B, C và D01, mỗi khối 20 sinh viên.
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý, bao gồm tâm trí và hành vi, cũng như các khía cạnh của ý thức, vô thức và tư duy.
Được xếp vào lĩnh vực khoa học xã hội, Tâm lý học nghiên cứu về các cá nhân và nhóm người bằng cách thiết lập các nguyên tắc chung và phân tích các trường hợp cụ thể.
Với sự quan tâm ngày càng tăng của xã hội đối với đời sống tinh thần, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý học trở nên phong phú và đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể theo đuổi nhiều con đường sự nghiệp khác nhau như: giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm hoặc viện nghiên cứu; làm chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh và truyền hình; hoặc làm chuyên viên trị liệu tâm lý tại các bệnh viện.
Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học, bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
- Chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh và truyền hình
- Chuyên viên trị liệu tâm lý tại các bệnh viện
- Chuyên viên phụ trách các bộ phận nhân sự, quảng cáo – marketing, quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng trong các doanh nghiệp
- Giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm và viện nghiên cứu…
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý, bao gồm tâm trí và hành vi, cũng như các khía cạnh của ý thức, vô thức và tư duy.
Đặc biệt, những người có khả năng diễn đạt tốt có thể hiện thực hóa ước mơ trở thành chuyên gia dạy kỹ năng mềm hoặc diễn giả nổi tiếng với mức thu nhập khả quan.
Để tham khảo, thu nhập của các bác sĩ tâm lý tại Mỹ ở mức rất cao, khoảng 216.090 USD/năm. Công việc của các bác sĩ tâm lý là nghiên cứu và trị liệu các vấn đề về tâm lý, tinh thần của bệnh nhân. Để đạt được vị trí này, sinh viên cần ít nhất 8 năm nghiên cứu và được đào tạo chuyên sâu sau đại học và hoàn thành 4 năm nội trú đạt chuẩn của quốc gia này.
Còn mức lương của nhà tâm lý học lâm sàng dao động từ 81.160 USD đến 92.130 USD một năm. Để trở thành nhà tâm lý học lâm sàng, bạn cần có bằng tiến sĩ về tâm lý học. Bên cạnh đó, họ cũng cần chứng chỉ hành nghề tại tiểu bang và hoàn thành 1 đến 2 năm nội trú để có thể làm việc. Công việc của họ là đánh giá, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các vấn đề xảy ra về tâm lý, tinh thần của bệnh nhân. Nhà tâm lý học lâm sàng có thể làm việc tại các bệnh viện, phòng khám sức khỏe tâm thần, các phòng khám tư…
Theo tổng hợp của trường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM, tại Việt Nam, mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học có thể tham khảo bảng sau:
Năm 2024, Trường Đại học Y Hà Nội mở thêm ba ngành học mới, trong đó đáng chú ý là ngành Tâm lý học, tuyển 60 chỉ tiêu, theo ba khối thi B, C, D01, mỗi khối 20 chỉ tiêu.
Hôm nay, Trường Đại học Y Hà Nội đã công bố đề án tuyển sinh năm 2024. Theo đó, trường mở thêm ba ngành mới là Kỹ thuật phục hình răng, Hộ sinh và Tâm lý học.
Trong đó, ngành Kỹ thuật phục hình răng tuyển sinh khối B, chỉ tiêu 50 sinh viên. Ngành Hộ sinh tuyển sinh khối B với chỉ tiêu 50 em. Ngành Tâm lý học tuyển 60 chỉ tiêu, theo ba khối thi B, C, D01, mỗi khối 20 chỉ tiêu.
Trường cũng tuyển sinh 2 chỉ tiêu khối D01 cho ngành Y tế công cộng. Các ngành còn lại vẫn tuyển theo khối B00 như mọi năm. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm nay là 1.720 sinh viên.
Trường có 4 phương thức xét tuyển: tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển dựa trên điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024; xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024; xét tuyển kết hợp điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (chứng chỉ ngoại ngữ là điều kiện sơ tuyển).
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách 139 học sinh được miễn thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và xét tuyển thẳng vào đại học năm 2024.
Trường dành 25% chỉ tiêu tuyển thẳng cho mỗi ngành. Nếu thí sinh trúng tuyển diện tuyển thẳng không đủ 25%, chỉ tiêu còn lại sẽ dành cho phương thức xét tuyển theo điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.
Trường sẽ công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành đào tạo sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành sức khỏe tuyển sinh năm 2024.
Trường dự kiến mức học phí từ 15 triệu đồng đến 55,2 triệu đồng/năm tuỳ theo ngành đào tạo. Trong đó, các ngành có học phí thấp nhất là Tâm lý học, Dinh Dưỡng, Y tế công cộng, cao nhất là Y khoa, Y học cổ truyền./.
Lần đầu tiên Đại học Y Hà Nội tuyển sinh các khối C,D với 3 ngành mới mở: Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng và Tâm lý học.
Thông tin vừa được công bố ngày 8/6 khi Đại học Y Hà Nội mở thêm 3 ngành mới là: Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng và Tâm lý học. Do đó, số sinh viên tuyển mới là 1.720, tăng 350 chỉ tiêu so với năm ngoái.
Với 4 phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, kết hợp điểm thi tốt nghiệp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, xét dựa vào điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA). Đây là lần đầu tiên trường Đại học Y Hà Nội công nhận kết quả từ một kỳ thi riêng.
Với phương thức xét kết hợp điểm thi và chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, trường chỉ áp dụng với ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng (chương trình tiên tiến).
Trong đó, yêu cầu với ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt là IELTS 6.5, TOEFL iBT 79-93 điểm, TOEFL ITP 561-589 điểm. Nếu dùng tiếng Pháp, điểm chứng chỉ là DELF B2 hoặc TCF 400 điểm. Riêng ngành Điều dưỡng, thí sinh cần đạt IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương.
Thí sinh có các chứng chỉ này được giảm tối đa 3 điểm so với mức xét theo kết quả thi tốt nghiệp.
Với điểm thi đánh giá năng lực, Đại học Y Hà Nội chỉ áp dụng cho ngành Hộ sinh và 3 ngành tại phân hiệu Thanh Hóa là Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng. Điểm sàn nhận hồ sơ theo phương thức này là 75/150.
Ngoài ra, từ chỗ chỉ tuyển sinh tuyển bằng tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh) trong hàng chục năm qua, năm nay Đại học Y Hà Nội dùng cả tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh) và C00 (Văn, Sử, Địa).
Trong đó, tổ hợp D01 áp dụng với ngành Y tế công cộng và Tâm lý học; C00 ngành Tâm lý học.
Trong đó, ngành Tâm lý học lấy 60 chỉ tiêu, xét tuyển các khối B00 (toán, hóa, sinh), C00 (văn, sử, địa) và D01 (toán, văn, tiếng Anh). Mỗi khối có 20 chỉ tiêu.
Một ngành khác của trường cũng tuyển khối D01 là Y tế công cộng với 20 chỉ tiêu.
Năm nay, Trường Đại học Y Hà Nội tuyển 1720 chỉ tiêu, tăng 350 chỉ tiêu so với năm ngoái. Theo công bố, ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất sau 2 năm ra trường là Khúc xạ nhãn khoa với 98%. Đứng vị trí thứ hai là ngành Y tế công cộng với 94%. Y khoa và Kỹ thuật xét nghiệm y học cùng ở vị trí thứ 3 với 93%.
Trong lễ khai giảng năm học mới diễn ra sáng nay (7/10), lần đầu tiên giáo sư Bangsberg bật mí về lý do từ bỏ nhiều vị trí danh giá ở các trường đại học top đầu thế giới để gia nhập trường Đại học VinUni.
Ông cho biết đã gặp gỡ một đội ngũ cực kỳ tài năng, tràn đầy nhiệt huyết và có khả năng hợp tác cao để tạo ra sự phát triển vượt bậc này.
Ông ấn tượng bởi những sinh viên có trí tuệ và khát vọng, khiêm nhường và luôn học hỏi. Ông mong muốn mang đến cho sinh viên Việt Nam góc nhìn toàn cầu, giúp các em đương đầu với những thách thức mang tính quốc tế. Chính các em sinh viên ở đây truyền cảm hứng cho ông mỗi ngày.
Giáo sư, bác sĩ David Bangsberg, Hiệu trưởng trường Đại học VinUni phát biểu sáng 7/10.
Kể từ khi nhận lời làm Hiệu trưởng trường Đại học VinUni, giáo sư David Bangsberg luôn duy trì thói quen bắt đầu mỗi ngày tại trường bằng việc uống cà phê với sinh viên. Ông thích thú với hoạt đông này giúp bản thân có thêm năng lượng từ việc lắng nghe những khát vọng của sinh viên, nuôi dưỡng khát vọng ấy lớn hơn một chút, lập chiến lược giúp các em hiện thực hóa khát vọng.
"Các bạn sinh viên đừng ngần ngại hẹn lịch uống cà phê với tôi thông qua email. Bạn có thể uống trà hoặc thậm chí là sinh tố. Tôi mời! Nếu được sự cho phép của bạn, tôi sẽ đăng ảnh cuộc gặp gỡ của chúng ta lên mạng xã hội, để bố mẹ các bạn cũng có thể theo dõi", giáo sư David Bangsberg gửi tới các bạn sinh viên VinUni.
Trước khi trở thành Hiệu trưởng của VinUni, giáo sư Bangsberg từng giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Y khoa Harvard, trường Y tế công cộng Harvard, Đại học California, San Francisco.
Ông cũng từng giữ vai trò hiệu trưởng sáng lập của Trường Y tế Công cộng (Đại học Khoa học Sức khỏe Orego) và Đại học Portland, Mỹ.
Giáo sư Bangsberg chụp ảnh kỉ niệm cùng các giảng viên trường Đại học VinUni.
Giáo sư Bangsberg cũng đã thúc đẩy việc thành lập Quỹ học bổng hiệu trưởng tại Trường Y tế Công cộng nhằm hỗ trợ học phí cho các sinh viên tài năng. Tính đến năm 2022, ông đã lãnh đạo các hoạt động thu hút tài trợ lên tới hơn 26 triệu USD cho các hoạt động nghiên cứu liên quan đến chăm sóc sức khỏe, cải cách y tế, xã hội…
Ông là một trong các nhà khoa học xuất sắc hàng đầu thế giới trong lĩnh vực y khoa. Trong sự nghiệp của mình, ông đã có 498 công trình nghiên cứu, được trích dẫn tới 54.000 lần và đạt chỉ số h-index 116. Nhờ đó, ngày 6/10 vừa qua, giáo sư được xướng tên trong danh sách các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2023.
Bảng xếp hạng được Nhà xuất bản Elsevier công bố, chọn ra nhóm các nhà khoa học thuộc top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới dựa theo bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong tổng số gần 210.000 nhà khoa học được xếp hạng.
Tiến sĩ Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học VinUni chia sẻ vui mừng khi giáo sư Bangsberg sẽ đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng. "Giáo sư hội tụ cả phẩm chất tận tâm, thấu cảm của người bác sĩ; cũng như năng lực kết nối của nhà lãnh đạo tầm cỡ và sự chính xác, thông tuệ của một nhà khoa học xuất sắc", bà Lan nói.
Bà tin rằng, giáo sư bác sĩ Bangsberg sẽ đặt dấu ấn mới, thúc đẩy sự phát triển của VinUni trên con đường trở thành trường đại học trẻ xuất sắc, hướng tới đẳng cấp thế giới.
Sinh viên trường Đại học VinUni.
VinUni là trường đại học tư thục phi lợi nhuận được thành lập bởi Tập đoàn Vingroup. Mục tiêu của VinUni là trở thành một trường đại học xuất sắc với sứ mệnh đào tạo nhân tài cho tương lai. Trường được khánh thành vào tháng 10/2020 với tổng vốn đầu tư 6.500 tỷ đồng (tương đương 285 triệu USD) từ Tập đoàn Vingroup để xây dựng cơ sở vật chất, tài trợ vận hành và cấp học bổng tài năng, hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
Năm học 2023 - 2024, trường Đại học VinUni lựa chọn chủ đề “chinh phục chân trời mới”, đây cũng là năm học đánh dấu mốc quan trọng của VinUni khi có lứa sinh viên đầu tiên sẽ tốt nghiệp trong năm học này. Các sinh viên đến từ 4 Viện bao gồm: Viện Khoa học Sức khoẻ, Viện Kinh doanh Quản trị, Viện Kỹ thuật & Khoa học máy tính và Viện Khoa học và Giáo dục Khai phóng
Năm học này cũng sẽ có dấu mốc quan trọng khi VinUni là trường đại học đầu tiên chính thức ứng cử trở thành University Chair của Việt Nam trong mạng lưới UNESCO University Chairs thế giới, ở lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững.Hiện nay trong mạng lưới UNESCO University Chairs có 914 trường đại học từ hơn 120 quốc gia tham gia.