Sinh viên Đại Học FPT còn được trải nghiệm chương trình học tập trong môi trường doanh nghiệp, Đại Học FPT đã hợp tác với nhiều công ty, doanh nghiệp tại Singapore, Pháp, Úc, Thái Lan, Nhật Bản……. Tham gia kỳ thực tập doanh nghiệp tại nước ngoài, sinh viên Đại Học FPT sẽ được làm việc trực tiếp với đồng nghiệp ngoại quốc. Sau quá trình tìm hiểu và thích nghi với cách làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, sinh viên Đại Học FPT học được cách tư duy, cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Bên cạnh làm quen với môi trường làm việc thực tế như các chương trình thực tập khác tại Việt Nam, sinh viên tham gia chương trình này được dấn thân vào môi trường làm việc đa quốc gia, phát triển những kĩ năng phù hợp, trau dồi ngoại ngữ, sẵn sàng cho sự nghiệp toàn cầu.
Sinh viên Đại Học FPT còn được trải nghiệm chương trình học tập trong môi trường doanh nghiệp, Đại Học FPT đã hợp tác với nhiều công ty, doanh nghiệp tại Singapore, Pháp, Úc, Thái Lan, Nhật Bản……. Tham gia kỳ thực tập doanh nghiệp tại nước ngoài, sinh viên Đại Học FPT sẽ được làm việc trực tiếp với đồng nghiệp ngoại quốc. Sau quá trình tìm hiểu và thích nghi với cách làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, sinh viên Đại Học FPT học được cách tư duy, cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Bên cạnh làm quen với môi trường làm việc thực tế như các chương trình thực tập khác tại Việt Nam, sinh viên tham gia chương trình này được dấn thân vào môi trường làm việc đa quốc gia, phát triển những kĩ năng phù hợp, trau dồi ngoại ngữ, sẵn sàng cho sự nghiệp toàn cầu.
Hầu hết những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam hiện nay đều thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng. Bởi lẽ đây đều là những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Theo khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người nước ngoài sẽ tham gia BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc và chỉ cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân vào Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cho người sử dụng lao động.
Tương tự như lao động Việt Nam, người nước ngoài khi tham gia BHYT bắt buộc hàng tháng phải đóng với mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).
Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất hiện nay
Hiện nay, chỉ có duy nhất một cách để người nước ngoài tham gia BHYT tự nguyện, đó là tham gia theo hình thức BHYT hộ gia đình, với những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, trừ những người đã tham gia BHYT bắt buộc; hoặc là chức sắc, chức việc, nhà tu hành…
Đồng thời, để tham gia, những người này có thể mua tại cơ quan bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội địa phương.
Theo Công văn 3170/BHXH-BT, người nước ngoài phải có đủ các giấy tờ dưới đây:
- Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01) nhận từ Trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản;
- Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
- Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.
Cũng tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của người tham gia BHYT theo hộ gia đình như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, ba, tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Người thứ 1 đóng 67.050 đồng/tháng;
Người thứ 2 đóng 46.935 đồng/tháng;
Người thứ 3 đóng 40.230 đồng/tháng;
Người thứ 4 đóng 33.525 đồng/tháng;
Từ người 5 trở đi đóng 26.820 đồng/tháng.
Xem chi tiết tại: Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế tự nguyện 2019
Trên đây là những hướng dẫn của LuatVietnam về thủ tục mua bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Nếu cá nhân lao động tự do hoặc hộ gia đình người nước ngoài mới chuyển đến Việt Nam và chưa tham gia lao động thì vẫn có thể đảm bảo sức khỏe cho mình bằng việc mua BHYT tự nguyện với mức phí hợp lý cùng quy trình thực hiện dễ dàng.
Xin chào các bạn, trong những bài trước mình đã chia sẻ về chất lượng và dịch vụ y tế của Singapore rồi, hôm nay mình sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn về chi phí điều trị bệnh đối với các bệnh nhân nước ngoài không có bảo hiểm ở Singapore thì sẽ như thế nào nhé.
Đầu tiên cần phải nói rằng, tất cả mọi dịch vụ chăm sóc tận tình đều được tính vào chi phí điều trị và thanh toán kể cả bạn có dùng một cái khẩu trang, mũ phẫu thuật, khăn ướt.... Và nếu bạn từng nhìn một cái hospital bill (hóa đơn ra viện) thì bạn sẽ thấy bạn may mắn biết bao khi được sống tại Việt Nam. Biết là mọi so sánh sẽ khập khiễng thôi, nhưng mình cứ lấy ví dụ cho mọi người hình dung, chỉ riêng chi phí sinh hoạt thì cũng đã khác rồi, ví dụ 1$ Sing thì đã là 17.000 VNĐ rồi, chi phí sinh sống nhìn chung đã hơn rồi chứ chưa nói đến chi phí y tế. Mỗi cơ sở khám bệnh sẽ khác nhau nên mình lấy ví dụ ở đây là Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore thôi nhé.
Về chi phí khám bệnh và tư vấn với bác sĩ sẽ có chi phí tương đương trình độ chuyên môn của bác sĩ và thời gian khám. Ví dụ một bác sĩ senior thuộc hàng phó giáo sư, giáo sư thì 1h khám bệnh sẽ là 222,56$ Sing cho lần khám đầu tiên (khoảng 3.700.000 VNĐ), các lần tái khám tiếp theo sẽ là 153,01$ Sing (2.600.000 VNĐ). Mỗi lần khám và tư vấn như vậy thì quy định 1h là tối đa, nếu có trao đổi quá thời gian quy định cho một lần khám thông thường thì sẽ tính thêm chi phí, ví dụ mỗi 30 phút thì sẽ tính thêm 42,80$ Sing (khoảng 700.000 VNĐ). Đó là người tư vấn thuộc hàng chuyên gia rồi, còn các bác sĩ khám bệnh thông thường thì chỉ bằng khoảng một nửa, mình nhớ hình như 126$ Sing (khoảng hơn 2 triệu đồng).
Các chi phí về xét nghiệm, thủ thuật thì mình lấy một vài ví dụ như sau. Xét nghiệm công thức máu toàn phần (FBC/CBC) 36,72$ Sing (hơn 600.000 VNĐ), nội soi đường tiêu hóa trên 667,31$ Sing, nội soi đường tiêu hóa dưới, nội soi đại trực tràng có sinh thiết là 1.300,87$ Sing. Tổng cộng cho thủ thuật chỉ bao gồm nội soi toàn bộ đường tiêu hóa là khoảng 2.000$ Sing (khoảng 34 triệu đồng). Đó là chưa kể chi phí trước thủ thuật còn có gây mê thì cần phải trả chi phí cho sedation team, gây mê một trường hợp phức tạp thì có thể lên tới 1.000$ Sing (khoảng 17 triệu đồng) và chi phí hồi phục sau thủ thuật 76$ Sing nữa. Có người thì không cần gây mê, nhưng mình đang lấy ví dụ là một bệnh nhân nhi thì là như vậy. Vậy tính sơ sơ cũng hơn 50 triệu mà chưa kể các vật dụng sử dụng trong lúc làm như mũ, khẩu trang, mouthpiece, khăn giấy ướt,... kể cả các thủ thuật như đặt kim luồn trước khi truyền thuốc cũng được tính là một thủ thuật gọi là insertion of IV cannula, đối với trường hợp rất khó đặt thì lên tới 83$ Sing (1.400.000 VNĐ).
Chi phí về giường bệnh thì chia theo các hạng mục, theo phòng hạng sang, hay A1 (giường đơn), B1 (4 giường 1 phòng) và chia theo mức độ như ví dụ như khoa cấp tính thông thường, hay khoa ICU, hay khoa ICU sơ sinh, khoa phụ thuộc cao (high dependency ward). Lấy ví dụ một phòng hạng A1 giường đơn ở khoa bệnh cấp tính, thông thường sẽ có giá là 527,51$ Sing một ngày (gần 9 triệu đồng/ngày). Chỉ tiền giường cộng thêm phí điều trị hàng ngày ở khoa thông thường là 129,47$ Sing (khoảng 2,1 triệu đồng). Các khoa ICU thì chi phí cao hơn chút, nếu share phòng 4 giường 1 phòng thì chi phí cho phòng hạng B1 bằng một nửa so với A1, (phòng B1 là 333,84$ Sing, tương đương 5,6 triệu đồng/ngày). Đây là giá năm 2019 rồi còn năm nay thì mình không rõ có điều chỉnh thêm gì không.
Như vậy, các bạn có thể thấy là bệnh nhân nước ngoài không có bảo hiểm gì thì chi phí khám ngoại trú thì cũng từ vài chục triệu đến vài trăm triệu là sơ sơ. Còn nội trú thì tùy từng bệnh thì mình sẽ không nói chính xác được. Như nếu ghép tế bào gốc mà lấy từ thành viên trong gia đình mà không cần nhờ đến ngân hàng tế bào gốc từ bên ngoài, ghép một lần thành công ngay thì khoảng hơn 3 tỉ đồng, còn ghép 2 lần mới thành công thì từ 6 đến 7 tỉ đồng. Mình thấy với các bệnh nhân nhi bị bệnh về não, các kiểu ghép cũng đã đến tiền tỉ. Hoặc chi phí phẫu thuật cũng tầm tiền tỉ. Như các anh chị bác sĩ là học viên của mình ở lớp Tiếng Anh Y Dược GGC có chia sẻ, một số bệnh nhân đã điều trị ở các nước khác, cuối cùng cũng trở về Việt Nam khi chưa điều trị xong vì chi phí điều trị quá cao. Có người mổ u não thì chỉ kết thúc mổ thôi cũng đến 5 tỉ đồng rồi, chưa kể chăm sóc sau đó, họ quyết định về Việt Nam vì không đủ chi phí điều trị tiếp.
Vậy bài này mình không bàn luận gì thêm mà chỉ đưa ra con số cho các bạn hình dung. Và rõ ràng là dòng tiền về chi phí y tế của người Việt Nam vẫn đang chảy ra nước ngoài nhiều. Với một người Việt Nam như mình thì mình có tiếc không, có chứ. Nếu Việt Nam làm rất tốt và tạo sự tin tưởng thì nhiều người không cần phải chạy ra nước ngoài nữa, khi đó tiền đó sẽ đổ về các bệnh viện Việt Nam và cũng tiết kiệm chi phí rất nhiều cho bệnh nhân. Đó cũng là lí do mà mình cùng với The GGC Team mong muốn khi thiết kế các chương trình ngoại ngữ cho nhân viên y tế, để càng ngày chúng ta càng phát triển. Không những đáp ứng tốt nhu cầu điều trị trong nước, mà còn có một số lĩnh vực chúng ta làm tốt hơn so với các nước trong khu vực, thì chúng ta còn thu hút bệnh nhân nước ngoài vào Việt Nam điều trị với chất lượng tốt và chi phí vừa phải.
Còn lời khuyên có nên đi khám bệnh ở nước ngoài không thì thực sự khó trả lời lắm vì liên quan đến nhiều vấn đề không chỉ là chi phí đâu các bạn ạ. Nếu các bạn quan tâm thì hãy comment ở dưới bài viết này, bài sau mình sẽ bàn luận về nhiều khía cạnh hơn.
Vì tương lai phụ thuộc nhiều vào con đường học vấn, vì vậy lựa chọn cho mình trường đại học trong nước hay nước ngoài vô cùng cần thiết cho định hướng và cũng là sự chuẩn bị cho nền tảng vững chắc về kiến thức mai sau.
Theo thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay ở nước ta có khoảng trên 400 trường Đại học, Cao đẳng, điều này đồng nghĩa với việc để kiếm cho mình một cơ hội vào Đại học sau tốt nghiệp THPT không phải là vấn đề quá khó đối với các bạn học sinh hiện nay.
Hiện nay theo xu thế hội nhập thì nền giáo dục trong nước cũng hiện đại hơn rất nhiều, học trong nước thời gian bạn chỉ mất từ 4 năm và 5-6 năm với những ngành học đặc biệt như y dược, công an…
Bên cạnh đó, trước những khó khăn khi cho con du học nước ngoài thì nhiều phụ huynh quyết định cho con em theo học ở các trường đại học quốc tế tại Việt Nam hay còn gọi là "du học" tại chỗ. Đây là mô hình đào tạo đại học hoàn toàn mới hiện nay cho thấy đại học trong nước đang ngày càng phát triển hơn.
Lựa chọn này ngày càng có nhiều gia đình quan tâm bởi nó không chỉ giúp sinh viên được tận hưởng môi trường quốc tế, nhận bằng cấp toàn cầu mà vẫn có thể sống gần gia đình, bạn bè.
Hiện nay hầu hết các trường Đại học quốc tế đều có liên kết đào tạo với các đại học danh tiếng ở nước ngoài, nên sau khi tốt nghiệp thì sinh viên hoàn toàn có thể yên tâm rằng sẽ được các trường này trực tiếp cấp tấm bằng cử nhân quốc tế có giá trị trên toàn thế giới.
Nếu sinh viên muốn có được trải nghiệm thực tế hơn tại các quốc gia ngoài Việt Nam thì rất nhiều trường trong nước hiện nay có liên kết đào tạo, theo đó sinh viên có thể học 2 năm tại Việt Nam sau đó du học 2 năm tại nước ngoài và bằng cấp vẫn được cấp tương đương, không có gì thay đổi.
Tuy nhiên, thực trạng giáo dục ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, ít nhiều ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cũng như cơ hội việc làm trong tương lai của mỗi người.
Hệ thống giáo dục ở nước ta chưa hoàn thiện lại thường xuyên cải cách và thay đổi. Cụ thể, mỗi năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều bổ sung, sửa đổi các điều luật trong các bậc học khác nhau, đặc biệt là đối với chương trình đại học.
Hiện nay, đa số chương trình học có nội dung nặng về lý thuyết, xa rời thực tế. Các trường đại học, cao đẳng thì không có sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nên chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng dẫn đến việc đào tạo không hiệu quả.
Bên cạnh đó thì sự thương mại hóa ngày càng thể hiện rõ trong nền giáo dục hiện nay khi ngày càng có nhiều trường đại học được thành lập với các ngành học không thiết thực được phát triển khắp nơi chỉ với mục đích thu tiền học phí của sinh viên.
Vậy nên nếu bạn lựa chọn học đại học trong nước thì hãy nghĩ đến "đầu ra" cho tương lai sau này của mình. Lúc này bạn cần lên kế hoạch học tập và thực hành cụ thể, tự trau dồi các kỹ năng cơ bản cho mình, và nếu không thể tìm được một kế hoạch phù hợp cho tương lai thì hãy tìm con đường khác.
Du học trong nước sẽ có những ưu điểm và hạn chế mà bạn cần nắm rõ
Với thực trạng đáng báo động của bậc học đại học ở Việt Nam hiện nay thì việc đi du học cũng là một trong những sự lựa chọn tốt nhất để đến với những cái hoàn toàn mới cho giới trẻ.
Sẽ không dễ dàng gì khi bạn đến một đất nước xa lạ, sống cuộc sống tự lập, xa gia đình với một nền văn hóa mới lạ, nhưng bạn sẽ nhận được những thành quả xứng đáng cho sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của bản thân mình.
- Đi du học sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp xúc với một nền văn hóa mới. Cụ thể, nếu bạn du học tại Hàn Quốc,Úc, Mỹ, Canada thì bạn sẽ chứng kiến sự đa dạng văn hóa với nhiều màu sắc hay có những nét tương đồng với văn hóa truyền thống đất nước Việt Nam.
- Một trong những lợi ích mà việc đi du học đem lại chính là bạn sẽ được rèn luyện khả năng tự lập cao trong khoảng thời gian sống xa gia đình. Điều này giúp bạn trưởng thành, năng động và biết cách chăm sóc bản thân mình hơn đấy nhé!
- Du học là cách tốt nhất để bạn được học và phát triển ngôn ngữ bản xứ cũng như vốn ngoại ngữ của chính mình vì hiện nay khả năng ngoại ngữ là điều kiện quan trọng giúp bạn tìm kiếm được công việc tốt ở bất cứ ngành nghề nào với mức lương ổn định.
- Du học sinh có nhiều cơ hội được tuyển dụng bởi các tập đoàn hoặc công ty quốc tế nhờ vốn kiến thức sâu rộng của mình. Lúc này bạn cần chứng minh được khả năng làm việc, sự sáng tạo cũng như tin thần không ngừng học hỏi trong công việc của mình. Đây chính là lý do mà ngày càng nhiều bạn trẻ muốn đi du học.
- Hiện nay, bạn sẽ mất khoảng thời gian từ 4 - 5 năm (thậm chí là 6 năm) để cầm được tấm bằng cử nhân trong tay. Với khoảng thời gian này thì chi phí sinh hoạt và học tập mỗi năm dự kiến bạn sẽ phải tiêu tốn khoảng 40 - 50 triệu đồng. Tóm lại, để tốt nghiệp Đại học, bạn sẽ phải bỏ ra mức chi phí khoảng 160 triệu - 200 triệu.
Trong khi đó nếu bạn du học tại nước ngoài cũng cùng với mức học phí đó thì bạn còn có thể nhận được rất nhiều học bổng cũng như hưởng chính sách làm thêm hấp dẫn tăng thêm thu nhập cá nhân. Điều này giúp bạn tự chủ trong suốt quá trình học tập mà không cần dựa dẫm quá nhiều vào bố mẹ.
- Đi du học dường như sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn so với khi bạn học đại học trong nước. Cụ thể bạn được trải nghiệm trong môi trường học tập quốc tế chuyên nghiệp, gặp gỡ bạn bè khắp năm châu, khám phá những nền văn hoá mới từ đó suy nghĩ hay tư tưởng cũng sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.
- Du học sinh sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi được trải nghiệm du lịch ngay tại quốc gia mà mình du học, bạn được khám phá những địa danh nổi tiếng, nét đẹp ẩm thực hay truyền thống văn hóa đặc sắc mà từ trước đến giờ chỉ biết qua sách báo, phim ảnh.
Học tập tại một đất nước xa lạ chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với các du học sinh và thử thách lớn nhất của các bạn sinh viên Việt Nam khi học tập ở nước ngoài không chỉ là vấn đề tâm lý, sinh hoạt mà còn là cách làm quen với những phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới.
Ngoại ngữ là yếu tố quan trọng mà bất kỳ du học sinh nào cũng cần phải chuẩn bị từ trước nếu có ý định đi du học. Nếu vốn ngoại ngữ hạn hẹp thì bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập trên lớp cũng như việc giao tiếp sinh hoạt hàng ngày với người bản xứ.
Mục đích chính của việc du học không chỉ giúp bạn sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà còn để nâng cao khả năng ngôn ngữ bạn thông qua những phương pháp học tập phủ hợp nhất.
Lựa chọn đi du học sẽ đồng nghĩa với việc bạn phải xa gia đình, bạn bè đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, sống trong nền văn hóa khác biệt đã khiến không ít bạn trẻ bị shock, cảm thấy hụt hẫng.
Tâm lý nhớ nhà, cô đơn là những cảm giác mà du học sinh đều sẽ phải trải qua trong thời gian đầu đi du học. Nếu không chuẩn bị tinh thần từ trước thì chắc chắn rằng bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thích nghi và hòa nhập với cuộc sống nơi đây.
Tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của du học sinh, vậy nên bạn cần tạo được hứng thú cũng như tìm kiếm nhiều niềm vui mới cho bản thân mình hơn.
Để đi du học thì vấn đề gia đình bạn cần phải đảm bảo đó chính là về kinh tế. Đây là điều vô cùng quan trọng quyết định chất lượng học tập cũng như sinh hoạt của mỗi du học sinh.
Nghiên cứu gần đây của một ngân hàng tại TP HCM đã cho thấy rằng phụ huynh Việt Nam chi khoảng 30.000 USD học phí một năm cho con du học ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia. Ngoài ra, du học sinh còn phải chi một khoản lớn cho việc ăn ở, di chuyển và mua sắm.
Thậm chí có nhiều điểm đến du học không cho phép sinh viên nước ngoài làm thêm, vậy nên bạn sẽ không kiếm thêm được thu nhập cho bản thân cũng như trang trải một phần học phí giúp bố mẹ, đây thật sự là một gánh nặng mà bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng nhé!
Hiện nay nhiều bạn trẻ lựa chọn đi du học để có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa cũng như phương thức học tập mới.
Các bạn nên có sự tìm hiểu kỹ càng và toàn diện khi đi đến quyết định cuối cùng để tránh không phải nói lời hối hận trong tương lai. Và dù lựa chọn đi du học hay học đại học trong nước thì bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần cũng như tài chính phù hợp với điều kiện gia đình.
Khi có được sự chuẩn bị chu đáo về tinh thần và quyết tâm cao, không nản trí thì các bạn sẽ dễ dàng thành công hơn dù cho có lựa chọn con đường nào. Nếu đã chọn lựa thì hãy kiên trì theo đuổi và gặt hái thật nhiều thành công nhé!