Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì được rất nhiều ngành khoa học định nghĩa, trong đó có cả khoa học pháp lý. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo về môi trường năm 202 định nghĩa như sau:
Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì được rất nhiều ngành khoa học định nghĩa, trong đó có cả khoa học pháp lý. Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo về môi trường năm 202 định nghĩa như sau:
Thực tế tại Việt Nam đang tồn tại các dạng ô nhiễm môi trường sau đây:
Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây nên mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người.
Hiện nay, chất lượng không khí tại Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị lớn đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe con người (nhất là các bệnh về hô hấp) và hệ sinh thái với các cơn mưa axit phá hủy mùa màng, hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên bất thường.
Có rất nhiều nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí nhưng chủ yếu đến từ con người do những hoạt động hàng ngày, hoạt động công nghiệp đã thải vào không khí những chất độc hại.
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái của lớp đất trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên gây cùng với hoạt động của con người gây nên. Điển hình có thể kể đến các hành vi như xả thải chất ô nhiễm, sử dụng quá mức chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản, phá rừng làm xói mòn đất… Khi đất bị ô nhiễm, môi trường sống của các loài động vật, thực vật trên thế giới sẽ bị tổn hại nặng nề. Bên cạnh đó, việc tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy cũng gây tác hại nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người.
Ô nhiễm môi trường nước là khi trong nước xuất hiện các chất lạ hoặc có sự biến đổi tiêu cực làm cho nguồn nước trở nên độc hại với sinh vật và con người. Ô nhiễm môi trường nước có tác động nghiêm trọng đến môi trường, làm giảm độ đa dạng sinh vật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trong đó điển hình và trầm trọng nhất ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân cư, chất thải xả ra nguồn nước mặt với số lượng lớn. Thực tế cũng có rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp không qua xử lý làm mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng, thậm chí nhiều cao sông, ao hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
- Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất, các nhà máy không ngừng xả chất thải ra môi trường. Để tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, một số doanh nghiệp đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ gây ô nhiễm
- Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt trong đời sống của con người, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm nước, làm nước bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước.
- Hoạt động nông nghiệp: Người nông dân thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Các chất độc này sẽ đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
- Hoạt động công nghiệp: Việc khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác lấy đi các chất ở trong đất, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất của đất.
- Hoạt động nông nghiệp: Các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp ngấm xuống đất cũng gây ô nhiễm môi trường đất.
- Chất thải từ sinh hoạt: Rác, chất thải sinh cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất.
* Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí
- Chất thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, luyện kim,…được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính tăng chóng mặt. Quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.
- Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường nhưu CO2, CFC,…
Theo khoản 15 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất ô nhiễm môi trường là những chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý, sinh học mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm.
Trong đó, chất ô nhiễm được chia thành chất ô nhiêm khó phân hủy và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
- Chất ô nhiễm khó phân hủy: Chất ô nhiễm có độc tính cao và khó phân hủy. Chất này có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
- Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy: Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất được quy định trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Cá nhân tổ chức thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà họ có thể bị phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Căn cứ Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí bị phạt như sau:
- Hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường: Phạt 40 - 50 triệu đồng.
- Hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt chuẩn:
+ Vượt mức chuẩn dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 50 - 80 triệu đồng.
+ Vượt mức chuẩn từ 03 - 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 - 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 80 - 100 triệu đồng.
+ Vượt mức chuẩn từ 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần đối với thông số môi trường thông thường: Phạt 100 - 150 triệu đồng.
7.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh việc hiểu rõ ô nhiễm môi trường là gì, cá nhân, tổ chức cần tránh thực hiện vi ô nhiễm môi trường, nếu không thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 như sau:
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 - dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 3.000 - dưới 10.000 kg chất thải nguy hại khác. - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 - dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng hoặc từ 1.500 - dưới 3.000 kg chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Xả thải ra môi trường từ 500 - dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 - dưới 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên. - Xả thải ra môi trường 500 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 - 500 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 - 10 lần hoặc từ 100 - dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải vượt chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Thải ra môi trường từ 150.000 - dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy từ 05 - dưới 10 lần hoặc từ 100.000 - dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy 10 lần trở lên. - Thải ra môi trường 150.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 - dưới 150.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 - dưới 100.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 - dưới 200.000 kg hoặc từ 70.000 - dưới 100.000 kg nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 - dưới 200 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 - dưới 0,01 mSv/giờ.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 - dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc từ 10.000 - dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác;
- Xả thải ra môi trường từ 5.000 - dưới 10.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 - dưới 5.000 m3/ngày nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;
- Thải ra môi trường từ 300.000 - dưới 500.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 - dưới 300.000 m3/giờ khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên;
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 - dưới 500.000 kg
- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 - dưới 400 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 - dưới 0,02 mSv/giờ;
- Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm
- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác; - Xả thải ra môi trường 10.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 m3/ngày trở lên nước thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; - Thải ra môi trường 500.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 m3/giờ trở lên khí thải vượt quy chuẩn 10 lần trở lên; - Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kg trở lên; - Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 mSv/năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 mSv/giờ trở lên; - Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
Phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm
Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi: “Ô nhiễm môi trường là gì?” cùng các vấn đề liên quan đến bảo vệ mội trường. Nếu còn vấn đề vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo:
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước thành: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm. Một khi, nguồn nước bị ô nhiễm, thành phần và bản chất của nguồn nước sẽ thay đổi, biến dạng như:
Thay đổi hệ vi sinh vật có trong nước (làm tăng hoặc giảm số lượng vi sinh vật hoại sinh, vi khuẩn và virus gây bệnh...) hoặc xuất hiện trong nước các loại sinh vật mà trước đây không có trong nguồn nước.
Ô nhiễm nước do nước thải khu dân cư: Nước thải từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người được gọi chung là nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu dân cư hoặc nước thải vệ sinh. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao của các chất hữu cơ không bền vững, dễ bị phân hủy sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng (phôtpho, nitơ), chất rắn và vi sinh vật. Một đặc điểm quan trọng khác của nước thải sinh hoạt là không phải chỉ có các chất hữu cơ dễ phân hủy do vi sinh vật để tạo ra khí cacbonic và nước mà còn có các chất khó phân hủy tạo ra trong quá trình xử lý. Khi nước thải sinh hoạt chưa xử lý đưa vào kênh, rạch, sông, hồ, biển sẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện chính là:
Ô nhiễm nước do nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất.
Ô nhiễm nước do nước chảy tràn mặt đất: Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ, nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn (rác), hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể là ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, dầu mỡ, hóa chất vi trùng..
Quá trình tự làm sạch của nước là các quá trình phân hủy, tách và lắng đọng các chất trong nước xảy ra trong điều kiện tự nhiên. Quá trình này có thể phân ra hai nhóm:
+ Quá trình vật lý: như hấp phụ, keo tụ, lắng, phân ly, tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước.
+ Quá trình hóa học, sinh học: gồm các phản ứng thủy phân, oxy hóa khử, polyme hóa nhờ có men hoặc vi khuẩn xúc tác làm cho chất ô nhiễm trở nên ít độc hoặc không độc.
Quá trình tự làm sạch nước tự nhiên diễn ra dễ dàng và nhanh chóng ở dòng sông, dòng chảy; còn ở hồ tĩnh lặng thì chậm chạp hơn. Hơn nữa dưới tác dụng của bức xạ mặt trời quá trình quang hợp tăng làm tiêu thụ nhiều CO2 hơn, sinh lượng oxy nhiều hơn giúp làm sạch nước tự nhiên tốt hơn. Khi cân bằng động làm sạch tự nhiên bị phá vỡ, chất ô nhiễm quá lớn, cần sử dụng làm sạch nhân tạo.
Ô nhiễm môi trường được nhắc tới là đã được công nhận như 1 mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người và môi trường. Cũng như các nguồn tài nguyên xung quanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn đề trầm trọng hơn khi rác thải tạo ra mối nguy hại lâu dài dường như ít được nhắc tới.
Hầu hết mọi người dường như chỉ nói về ô nhiễm không khí và liên hệ từ khí thải các phương tiện giao thông. Nhưng vấn đề thực sự lớn hơn thế nhiều.
Môi trường sạch sẽ, an toàn cung cấp cho con người điều kiện sống lành mạnh. Bảo vệ các sinh vật trong hệ sinh thái. Tuy nhiên, việc tiếp tục mở rộng các khu đô thị, công nghiệp hóa và gia tăng dân số đang gây ra các tác hại khôn lường về môi trường.
1 lượng lớn rác thải công nghiệp trong cộng đồng. Cũng như chất thải sinh hoạt, chất thải y tế được thải ra môi trường mỗi ngày. Ảnh hưởng của việc tiếp tục xử lý chất thải và thải ra môi trường các chất độc hại được gọi là ô nhiễm môi trường.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu là 1 trong những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng lên và 1 số các tác động khác. Nhiều người tiếp xúc với khói bụi từ phương tiện cơ giới, đốt củi, than hàng ngày có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Chất thải công nghiệp chứa hóa chất độc hại làm ô nhiễm nguồn nước. Phân bón và thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp bị mưa cuốn trôi vào nước chảy. Cuối cùng đến các nguồn nước mặt như sông, suối. Các nguồn nước ngầm như giếng và mạch ngầm. Hơn thế nữa, nhiều chất thải cũng có thể dẫn đến ô nhiễm và suy thoái đất, làm cho cây trồng và các loại cây khác không thể phát triển. Ví dụ về các chất ô nhiễm đất tiềm ẩn như rác thải từ bài rác, từ công nghiệp…
Ô nhiễm không khí là sự ô nhiễm gây ra ởi các hạt khói, bụi và khí độc hại. Chủ yếu bao gồm các oxit của carbon, nitơ và lưu huỳnh. Một số ví dụ về ô nhiễm không khí:
Tất cả đều gây ra do rác thải và các xử lý duy nhất là phát triển trồng rừng, dành đất cho phát triển rừng cây ở mọi nơi.
Loại ô nhiễm này thực chất là sự xuống cấp trở nên không thể sử dụng được của bề mặt trái đất. Nguyên nhân chính là do chôn lấp rác thải gây ra. Ô nhiễm nhất chủ yếu do xử lý chất thải không đúng cách và sử dụng sai mục đích tài nguyên. 1 số ví dụ về ô nhiễm đất như:
Khi ô nhiễm đất, các loài động vật tự nhiên sẽ mất đi môi trường sống. Đặc biệt là những loài có nguy cơ tiệt chủng cao như đười ươi và hổ. Môi trường sinh thái mất cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp tới điều kiện sống của con người.
Nguyên nhân là do việc quản lý chất thải rắn và hoạt động của con người. Các khâu thu gom và xử lý chất thải kém. Tác hại của loại ô nhiễm này là sự lây lan của vi khuẩn có hại trong môi trường xung quanh. Cũng như những mùi khó chịu sẽ trở thành ô nhiễm không khí. Nước cũng sẽ bị ô nhiễm, truyền ký sinh trùng và vi khuẩn cho con người.
Ô nhiễm bãi biển chủ yếu là chất thải nhựa. Như các loại túi nhựa, lưới, chai nhựa dùng 1 lần, các đầu lọc thuốc lá xả bừa bãi trên bãi biển. Các loại chất thải này gây hại cho các sinh vật biển và ảnh hưởng đến môi trường biển. Nguyên nhân thường là do du khách xả rác vô trách nhiệm trên bãi biển. Những rác thải đổ xuống biển trôi dạt vào bờ.
Những rác thải bờ biển, rác thải nhựa bị xả xuống biển gây ra các căn bệnh như tắc ruột cá heo do nuốt phải túi nilon. Các phân tử nhựa từ rác thải dễ bị tách ra và hòa vào nước biển. Đi vào hệ tiêu hóa và thẩm thấu vào các cơ của động vật biển. Con người đánh bắt hải sản, gián tiếp hấp thụ các phân tử nhựa đó. Tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe con người
Ô nhiễm nhựa là nhựa cứng và nhựa mềm không phân hủy được ở trên mặt đất hàng nghìn năm hoặc mãi mãi. Nó sẽ ở trong đất và gây hại đến các thành phần đất. Hầu hết đều là loại nhựa này.
Tình trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới đang diễn ra ngày càng phức tạp. Việc xử lý rác thải đặc biệt là các loại rác thải nguy hại là điều cần được thực hiện trước mắt và ưu tiên hàng đầu ở các quốc gia.
Tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp hệ thống xử lý rác thải y tế, nước thải tại Việt Nam, Nihophawa tự tin đem đến cho người tiêu dùng hệ thống xử lý rác thải chất lượng nhất. Để biêt thêm thông tin chi tiết về hệ thống quý khách có thể liên hệ hotline 0986.428.569 hoặc để lại thông tin cá nhân. Đội ngũ kỹ thuật sẽ gửi thông tin cho bạ