Trong quá trình xuất nhập khẩu, khai báo hải quan là một trong những công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Vậy quy trình thực hiện thủ tục hải quan là gì? Hồ sơ cần chuẩn bị thế nào? Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan nhé.
Trong quá trình xuất nhập khẩu, khai báo hải quan là một trong những công việc bắt buộc và vô cùng quan trọng. Vậy quy trình thực hiện thủ tục hải quan là gì? Hồ sơ cần chuẩn bị thế nào? Ngay sau đây, hãy cùng ALS tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan nhé.
- Nếu hàng hóa bị phân vào luồng vàng hoặc luồng đỏ, chủ hàng hoặc đại lý phải nộp bản giấy của bộ hồ sơ cho hải quan để kiểm tra.
Nếu tờ khai luồng vàng: Hải quan chỉ kiểm tra hồ sơ.
Nếu tờ khai luồng đỏ: Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa (cân, đo, kiểm đếm) và hồ sơ giấy.
- Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm tra và đóng thuế đầy đủ, cơ quan hải quan sẽ cấp phép thông quan hàng hóa. Doanh nghiệp có thể nhận hàng từ cảng hoặc kho lưu trữ.
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần phải lưu trữ toàn bộ hồ sơ liên quan trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (thường là 5 năm). Hồ sơ này cần thiết để phục vụ cho việc kiểm tra sau thông quan và đối chiếu sau này.
Thủ tục hải quan đóng vai trò quan trọng, là điều kiện bắt buộc phải có trong hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý thương mại quốc tế. Nó là một bộ quy tắc, quy định và thủ tục cần thiết để kiểm soát dòng chảy hàng hóa và phương tiện vận tải qua biên giới. Vai trò của thủ tục thông quan xuất nhập khẩu có thể kể đến như:
Giúp ngăn chặn hàng hóa cấm, hàng hóa nguy hiểm, vũ khí và các mặt hàng vi phạm pháp luật khác xâm nhập vào lãnh thổ, ngăn chặn buôn lậu và các hoạt động phi pháp, đảm bảo an ninh quốc gia.
Giúp xác định và thu đúng các loại thuế, phí hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong các hoạt động thương mại.
Giúp kiểm soát các loại hàng hóa có thể gây hại đến môi trường, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Giúp cung cấp số liệu thống kê chính xác về hoạt động xuất nhập khẩu, giúp các cơ quan quản lý có dữ liệu hoạch định chính sách đúng đắn.
Thời gian hoàn thành thủ tục hải quan phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hình hàng hóa, loại luồng kiểm tra, và sự chuẩn bị đầy đủ của hồ sơ. Dưới đây là thời gian ước tính cho các trường hợp thường xảy ra:
Hàng hóa luồng xanh: Doanh nghiệp sẽ được thông quan hàng hóa ngay lập tức mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa hay kiểm tra hồ sơ giấy. Do đó, thời gian hoàn thành thủ tục hải quan chỉ trong khoảng 15 - 30 phút.
Hàng hóa luồng vàng: Hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra hồ sơ giấy, do đó doanh nghiệp phải nộp đầy đủ giấy tờ để hải quan xét duyệt. Nếu hồ sơ đầy đủ và không có sai sót, quá trình sẽ diễn ra nhanh chóng. Thời gian hoàn thành thường từ 2 - 4 giờ, nhưng có thể kéo dài nếu hồ sơ phức tạp.
Hàng hóa luồng đỏ: Nếu tờ khai bị luồng đỏ, hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa, thường bao gồm việc cân đo, kiểm tra mã hàng, loại hàng, số lượng, và đối chiếu với hồ sơ. Quá trình này thường mất thời gian hơn do phải phối hợp với nhiều đơn vị liên quan. Để hàng hóa được thông quan, quá trình này phải mất khoảng 1 - 2 ngày, có thể kéo dài hơn nếu hàng hóa phức tạp hoặc có sai sót trong bộ chứng từ và hàng hóa thực tế không khớp với thông tin trên bộ chứng từ.
Thủ tục hải quan ưu tiên: Áp dụng cho các doanh nghiệp được ưu tiên, miễn kiểm tra hồ sơ và hàng hóa. Thời gian xử lý sẽ nhanh hơn đáng kể so với các trường hợp thông thường. Quy trình làm thủ tục hải quan ưu tiên rất nhanh, có thể chỉ từ 15 - 30 phút là đã được hoàn tất, hàng hóa được thông quan.
Đối với hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành: Thời gian hoàn thành sẽ từ 1 - 3 ngày tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra. Thời gian hoàn thành sẽ phụ thuộc vào thời gian xử lý của các cơ quan chức năng liên quan.
- Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.
- Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 Luật Hải quan 2014 2014, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
+ Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.
- Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Hải quan 2014.
- Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
- Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
+ Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
+ Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
+ Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
+ Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
+ Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
+ Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.
(Điều 22 Luật Hải quan 2014, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)