Khi kinh doanh có phát sinh thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài sẽ phải nộp thuế nhà thầu. Vậy thuế suất thuế nhà thầu? Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu ra sao? Mời quý độc giả cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khi kinh doanh có phát sinh thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài sẽ phải nộp thuế nhà thầu. Vậy thuế suất thuế nhà thầu? Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu ra sao? Mời quý độc giả cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thuế FCT theo giá gross là giá trị hợp đồng đã bao gồm thuế giữa nhà thầu nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
Cách tính thuế nhà thầu nước ngoài: Tính thuế GTGT trước, thuế TNDN sau.
Thuế GTGT cần nộp = Giá trị của hợp đồng * Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thuế TNDN cần nộp = (Giá trị của hợp đồng - thuế GTGT cần nộp) * Tỷ lệ % tính thuế TNDN
Theo Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng không áp dụng thuế nhà thầu như sau:
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:
+ Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài;
Người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
+ Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam;
Người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:
+ Sửa chữa phương tiện vận tải (tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển), máy móc, thiết bị (kể cả đường cáp biển, thiết bị truyền dẫn), có bao gồm hoặc không bao gồm vật tư, thiết bị thay thế kèm theo;
+ Quảng cáo, tiếp thị (trừ quảng cáo, tiếp thị trên internet);
+ Xúc tiến đầu tư và thương mại;
+ Môi giới: bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;
+ Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);
+ Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của Luật Viễn thông;
Chia cước (cước thanh toán) dịch vụ bưu chính quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài theo quy định của Luật Bưu chính, các điều ước quốc tế về Bưu chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.
Nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì tính thuế theo tỷ lệ thuế riêng của từng phần giá trị hợp đồng.
Nếu hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế TNDN trên doanh thu tính thuế là 2%.
1, Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định Luật đầu tư, Luật dầu khí, Luật các tổ chức tính dụng
2, Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới hình thức:
3, Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam
4, Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài như:
5, Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa làm kho hàng hóa để phụ trợ hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng.
Thuế nhà thầu thường gồm có thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động theo luật Việt Nam có phát sinh thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.
Thuật ngữ nhà thầu ở đây không phải để chỉ nhà thầu trong các công trình xây dựng mà dùng để chỉ nhà cung cấp dịch vụ hoặc dịch vụ có gắn với hàng hóa mà các nhà cung cấp này đang hoạt động ở nước ngoài.
Thuế nhà thầu được áp dụng cho một số khoản thanh toán cho các doanh nghiệp nước ngoài bao gồm: tiền bản quyền, tiền lãi vay, phí dịch vụ, dịch vụ vận chuyển, tiền thuê, phí bảo hiểm, chuyển nhượng chứng khoán, hàng hóa cung cấp tại Việt Nam kèm dịch vụ cung cấp tại Việt Nam.
Khi nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được khoản tiền bồi thường thiệt hại do bên đối tác vi phạm hợp đồng, nếu khoản thu bồi thường lớn hơn giá trị thiệt hại thì sẽ phát sinh thu nhập chịu thuế. Khi đó, thuế suất thuế TNDN trong thuế nhà thầu bằng với thuế suất phổ thông.
Trên đây là nội dung Lawkey chia sẻ về Thuế suất thuế TNDN trong thuế nhà thầu theo phương pháp trực tiếp theo quy định hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của Lawkey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc!
Những quy định về thuế nhà thầu chắc hẳn không còn xa lạ với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chưa nắm bắt được rõ các quy định này. Nội dung bài viết dưới đây xin tóm tắt những ý chính để bạn đọc có thể hiểu được cách tính thuế nhà thầu trong lĩnh vực kinh doanh.
Đối tượng áp dụng thuế nhà thầu theo Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC như sau:
– Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam
Hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa nhà thầu nước ngoài với nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài)
Hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam
Hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ;
Bao gồm cả trường hợp uỷ quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.