Tầm nhìn 5 năm giai đoạn 2024-2028 trở thành "Tập đoàn Giáo dục và Đào tạo nghề số 1”.
Tầm nhìn 5 năm giai đoạn 2024-2028 trở thành "Tập đoàn Giáo dục và Đào tạo nghề số 1”.
0973 56 42 42 - (028) 221 308 99 [email protected] Số 3 Cù Lao, P.2, Q.Phú Nhuận
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thăng trầm, hưng vong, bĩ thái; biết bao sự kiện, nhân vật gắn với các triều đại, thời cuộc tạo thành một dòng chảy không bao giờ ngưng, ghi đậm trong đời sống của bao thế hệ con người Việt Nam. Đã từ lâu, các bậc tiền nhân đã có ý thức ghi lại những biến cố của đời sống chính trị kinh tế văn hóa Việt Nam qua các bộ chuyên sử. Tuy chính kiến, phong cách viết có khác nhau, nhưng họ đều có chung một lòng tha thiết yêu quốc sử. Những bộ sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đời hậu Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Nguyễn... trở thành những tài sản văn hóa quí giá và nuôi dưỡng ý thức làm giàu quốc sử của lớp hậu thế.
Tiếp nối truyền thống đó, Trần Trọng Kim đã biên soạn bộ Việt Nam sử lược. Cùng với tác phẩm Nho giáo, bộ sách Việt Nam sử lược này được ông biên soạn xong năm 1919 và ấn hành lần đầu vào năm 1921. Nó mau chóng chiếm được cảm tình và đón nhận của đông đảo bạn đọc. Lịch sử Việt Nam từ năm 1902 trở về trước được soạn giả thuật lại với một lối trình bày rõ ràng súc tích và với một cách nhìn tương đối khách quan, nhằm giúp cho người đọc nắm được những nét chính yếu của lịch sử dân tộc.
Cuốn sách Việt Nam sử lược được Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tái xuất bản, với dung lượng 574 trang được tác giả Trần Trọng Kim chia ra làm năm thời đại là: Thượng cổ thời đại; Bắc thuộc thời đại; Tự chủ thời đại; Thời đại Nam Bắc phân tranh và Cận kim thời đại.
Cán bộ, giảng viên, học viên và đông đảo bạn đọc có thể tham khảo cuốn sách “Việt Nam sử lược” tại Phòng đọc Tổng hợp - Thư viện Học viện Chính trị Công an nhân dân
Trung tâm Lưu trữ và Thư viện - CLB Truyền thông