Được biết, dù đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup nhưng trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 tỷ phú Phạm Nhật Vượng không hề nhận thù lao đến từ chức vụ này. Nhiều người đặt ra câu hỏi là “Nếu không nhận thù lao từ chức vụ CEO Vingroup thì thu nhập của Phạm Nhật Vượng đến từ đâu?”.
Được biết, dù đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup nhưng trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 tỷ phú Phạm Nhật Vượng không hề nhận thù lao đến từ chức vụ này. Nhiều người đặt ra câu hỏi là “Nếu không nhận thù lao từ chức vụ CEO Vingroup thì thu nhập của Phạm Nhật Vượng đến từ đâu?”.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 ngày 12/5/2022, Chủ tịch Vinhomes Phạm Thiếu Hoa cho biết, Vinhomes chính thức "đặt chân" vào lĩnh vực nhà ở xã hội.
Vinhomes cho biết, Happy Homes được giới thiệu là những dự án đô thị độc lập, tách biệt khỏi các dự án nhà ở thương mại của Vinhomes hoặc là các khu đất nhà ở xã hội trong các đại dự án của doanh nghiệp này.
Đặc biệt, Happy Home được triển khai theo mô hình "full tiện ích", quy mô 50 - 60 hecta trở lên và được triển khai tại vùng ven của các tỉnh, thành phố lớn - nơi đang "khát" nhà ở cho lao động thu nhập thấp- như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng...
Bao gồm 3 loại: Loại 1 bán gần 300 triệu đồng, là các căn hộ trong các tòa nhà cao tối đa 7 tầng, diện tích từ 24 m2 sàn và 12 m2 gác xép. Loại 2 là các căn hộ trong các tòa nhà cao 15 - 21 tầng, diện tích từ 30 - 50 m2, với mức giá 400 - 700 triệu đồng. Loại 3 là các căn nhà liền kề 3 tầng, có diện tích từ 50 - 70 m2, giá bán tối đa 950 triệu đồng.
Chủ tịch Vinhomes cho biết, đã nộp đơn xin xây dựng một số dự án nhà ở xã hội tại các quận huyện của Hà Nội và TP HCM; đồng thời cũng chuẩn bị xây dựng phần đất nhà ở xã hội trong các dự án hiện có của mình. Về thời gian, dự án đầu tiên dự kiến được khởi công vào tháng 8 năm nay. Các tòa nhà đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2023.
Dù chỉ mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Vinhomes cách đây vài ngày (11/5) nhưng ông Phạm Thiếu Hoa ngay lập tức đã có bước đột phá đầu tiên, chưa từng có tiền lệ trước đây cho doanh nghiệp bất động sản này.
Ông Phạm Thiếu Hoa là một nhân vật khá kín tiếng trong ban lãnh đạo của Vingroup nhưng được xem là người nắm vị trí chủ chốt, giúp VinHomes phát triển quỹ đất lên đến 165 triệu m2 – một yếu tố vô cùng quan trọng giúp ‘cỗ máy in tiền’ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng không bị gián đoạn.
Chủ tịch Vinhomes Phạm Thiếu Hoa: Hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà cho người lao động có thu nhập thấp
Xuất thân trong gia đình cơ bản có bố làm quân nhân, mẹ bán nước chè dạo trên các con phố Hà Nội, gia đình có 3 anh em, ông lại là con trai cả phải gánh vác công việc gia đình. Nhận thức được cuộc sống khó khăn, ngay từ nhỏ Phạm Nhật Vượng đã cố gắng học giỏi để hy vọng có thể đổi đời.
Nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ và tố chất thông minh ông đã đỗ vào trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội, nhờ thành tích xuất sắc ông được Chính phủ cử đi du học tại Moskva nước Nga chuyên ngành Kinh tế địa chất.
Năm 1993, sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã, ông cũng vừa hay tốt nghiệp đại học và đi đến hôn nhân với bà Phạm Thu Hương, từ đó 2 vợ chồng bắt đầu kinh doanh nhỏ tại Nga sau đó chuyển qua Ukraine để kinh doanh nhà hàng và thành lập công ty sản xuất mì gói tại Kharkov. Do tài chính eo hẹp, 2 vợ chồng Phạm Nhật Vượng đã phải vay mượn người thân, bạn bè số tiền 10.000USD để có vốn làm ăn.
Với những nguyên liệu tươi được nhập trực tiếp từ Việt Nam, thương hiệu mì gói Mivina do ông thành lập đã tạo được tiếng vang lớn và dành được sự yêu thích của đông đảo người dân nơi đây. Năm 2004, thị phần mì ăn liền Mivina chiếm 97% trên thị trường.
Thương hiệu mì ăn liền Mivina được ưa chuộc tại Ukraine thời điểm 2004
Thừa thắng xông lên, vợ chồng ông bắt đầu mở rộng kinh doanh các mặt hàng khác như súp đóng gói và thức ăn nhanh vào năm 2007 và gặt hái được rất nhiều thành công, tạo dựng tên tuổi ở nước bạn.
Năm 2010, ông quyết định bán lại thương hiệu Technocom cho Nestle Thụy Sĩ với mức giá 150 triệu USD để đầu tư vào sự nghiệp tại thị trường Việt Nam mà ông đã gầy dựng trước đó vào năm 2001 mang tên Công ty Cổ phần Vinpearl chuyên về lĩnh vực đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.
Đến đầu năm 2012, Công ty Vinpearl và Vincom chính thức sáp nhập thành thành tập đoàn Vingroup và phát triển đến bây giờ. Chỉ sau 1 năm kể từ thời điểm sáp nhập, cổ phiếu Vingroup đã có mặt trên sàn chứng khoán với mã VIC.
Ông Phạm Thiếu Hoa sinh ngày 6/11/1963, tại Hà Nam, hiện đang thường trú tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Quản Trị Kinh doanh của trường Đại học Nam California.
Từ năm 1987 đến năm 2002, ông Phạm Thiếu Hoa phụ trách công tác xuất nhập khẩu tại Công ty Leaprodexim Vietnam. Từ năm 2003 đến năm 2005, ông Hoa đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Technocom - Công ty sản xuất mì gói mà ông Phạm Nhật Vượng gây dựng tại Ukraine (tiền thân của Tập đoàn Vingroup ).
Từ tháng 12/2005, ông Hoa được bổ nhiệm làm Giám đốc Phát triển dự án CTCP Vincom. Ngoài ra, ông còn là thành viên HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển địa ốc Thành phố Hoàng Gia, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hồ Tây.
Từ tháng 2/2015, ông Phạm Thiếu Hoa được bầu vào vị trí thành viên HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội. Ngoài ra, ông Hoa còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Phát triển đô thị Nam Hà Nội.
Tháng 2/2018, ông Phạm Thiếu Hoa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Phát triển dự án Vinhomes. Ngày 18/5/2019, ông được bổ nhiệm thay thế bà Lưu Thị Ánh Xuân làm Tổng Giám đốc Vinhomes.
Từ 08/07/2020, ông Hoa là thành viên HĐQT CTCP Vinhomes, đến 11/5/2022 ông được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinhomes.
Sau những thành công đạt được trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, Phạm Nhật Vượng đã mạnh tay chi nguồn vốn khủng để đầu tư phát triển các ngành nghề khác, trong đó thành công nhất phải kể đến lĩnh vực sản xuất xe hơi, xe máy mang thương hiệu Vinfast, chuỗi siêu thị bán lẻ mang thương hiệu Vinmart…
Hiện tại, Vingroup đã phát triển hàng chục thương hiệu với nhiều lĩnh vực khác nhau, đơn cử:
Các lĩnh vực hoaajt động chính của tập đoàn Vingroup
Xem thêm: Tài sản ông Phạm Nhật Vượng biến động thế nào trong năm 2022?
Về CTCP Vinhomes có tiền thân là CTCP Đô thị BIDV-PP được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Năm 2018, cổ phiếu VHM giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Công ty hoạt động chính trong các lĩnh vực đầu tư, phát triển và kinh doanh bất động sản nhà ở, văn phòng và các hạng mục liên quan; Chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện công trình xây dựng; Cho thuê máy móc, thiết bị công trình; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi, giải trí.
Là Công ty con trực thuộc Tập đoàn Vingroup, VHM có nhiều thuận lợi trong việc tham gia triển khai các dự án bất động sản, có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác kinh doanh bất động sản của công ty mẹ cũng như hưởng lợi từ lợi thế của hệ sinh thái Vingroup.
Trước đó, từ những năm 1998-1999, khi mới trở về Việt Nam từ Ukraine, ông Phạm Nhật Vượng đã sớm bắt tay vào lĩnh vực bất động sản bằng việc thành lập 2 công ty bất động sản ở Việt Nam là Vinpearl năm 2000 và Vingroup năm 2002.
Tuy nhiên phải đến năm 2008, CTCP Đô thị BIDV - tiền thân của Vinhomes mới ra đời, với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng, hướng đến mục tiêu xây dựng phát triển khu đô thị, nhà ở.
Đến 2009, công ty đổi tên thành CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội, đồng thời tăng vốn điều lệ lên mức 2.000 tỷ đồng vào 2010. Từ thời điểm này, Vinhomes nhanh chóng trở thành "con gà đẻ trứng vàng" và là "xương sống" trong hệ sinh thái doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Với vai trò là cổ đông lớn của Vinhomes, từ khi thành lập, Vinhomes đã mang về nguồn doanh thu khổng lồ cho Tập đoàn mẹ là Vingroup.
Cụ thể, trong năm 2020, mặc dù nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đều gặp khó khan vì dịch bệnh nhưng doanh nghiệp này lại đạt được kết quả rất khả quan. Nhà phát triển bất động sản này ghi nhận trên 71.500 tỷ đồng doanh thu và hơn 28.200 tỷ lãi ròng, tăng lần lượt 39% và 16% so với năm 2019.
Năm 2021, Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu 90.000 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 35.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24%. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp này kể từ khi thành lập đến nay.
Vinhomes là công ty dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam với quỹ đất lên tới 165 triệu m2, cao nhất thị trường, vượt trội hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy đã triển khai liên tiếp nhiều dự án với quy mô lớn qua các năm nhưng Vinhomes mới chỉ sử dụng khoảng 10-15% quỹ đất của mình.
Hiện Vinhomes đang quản lý 23 khu đô thị tại 7 tỉnh thành với tỷ lệ hấp thụ trung bình lên đến 95%. Theo thống kê của Forbes Việt Nam, từ năm 2014 đến nay Vinhomes đã hoàn thành 74.700 đơn vị nhà ở, chiếm ngôi vị số 1 về nguồn cung, bỏ xa các đối thủ.
Số liệu của CBRE cho biết, trong giai đoạn 2016-2019, Vinhomes chiếm tới 22% thị phần căn hộ đã bán tại HN và TP. HCM trong đó chỉ tính riêng phân khúc cao cấp, Vinhomes chiếm tới 40% thị phần, bỏ xa các doanh nghiệp đứng sau với thị phần xấp xỉ 6%.
Trong quý I/2022, Vinhomes đã cho ra mắt 1.500 căn hộ tại hai tòa P1 và P3 thuộc dự án Vinhomes Ocean Park đạt tỷ lệ hấp thụ 80% và đã bán hết 74 căn biệt thự thương mại dịch vụ thấp tầng tại dự án Vinhomes Grand Park chỉ sau một tuần.
Sự thận trọng, lo ngại rủi ro khiến sức cầu chứng khoán thấp, qua đó khiến VN-Index lao dốc. Nhóm cổ phiếu bất động sản, trong đó có Vinhomes, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đồng loạt giảm.
Phạm Nhật Vượng chắc hẳn không còn là cái tên quá xa lạ với người dân Việt Nam khi nắm trong tay khối tài sản khủng lên đến hàng nghìn tỷ đô và là CEO điều hành tập đoàn Vingroup, một tập đoàn đa ngành nổi tiếng nhất nhì Việt Nam đã phát triển cả trên thế giới.
Cùng Vingroup tìm hiểu chi tiết về tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong bài viết dưới đây.
Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5/8/1968 tại Hà Nội, tuy nhiên nguyên quán của ông lại ở Hà Tĩnh. Hiện tại ông đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Vingroup và được biết đến là tỷ phú đô la đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 2020, Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes bầu chọn là tỷ phú giàu có xếp thứ 286 trên thế giới và nghiễm nhiên trở thành người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản tỷ đô kếch xù.
Có thể bạn không biết nhưng để có được ngày hôm nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng không nhận được sự hẫu thuẫn từ gia đình mà ông đã đi lên từ bàn tay trắng, bắt đầu từ những công việc kinh doanh nhỏ lẻ với lợi nhuận thấp.
Chân dung tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng